Chiếm đường đậu xe
Tuy nhiên, những ai đề cao yếu tố thời trang, lịch lãm, tiết kiệm và chất lượng đã được kiểm chứng… thì xe tay ga Yamaha Grande là lựa chọn phù hợp. Trong khi Yamaha Fazzio đáp ứng các yếu tố trẻ trung, cá tính, nhỏ gọn, nhẹ nhàng giá bán cạnh tranh và cái danh xe nhập khẩu.
Đường bên hông cầu Phú Mỹ xuống cấp trầm trọng
Trong những tháng tới, các sản phẩm được kỳ vọng cao gồm Inside Out 2 (Những mảnh ghép cảm xúc 2) của Pixar, Moana 2 và Deadpool & Wolverine của Marvel sẽ ra rạp. Trong khi đó, một phần tiếp theo khác là Kingdom of the Planet of the Apes (Hành tinh khỉ: Vương quốc mới) cũng sẽ "tháo xích" vào cuối tuần này.
'Hot girl ca cổ' Tú Tri: Tôi học cách đứng dậy sau biến cố tình cảm
Khi ấy bến xe chưa hoạt động, chỉ có 3 tuyến xe buýt chạy đến nơi là 55, 76 và 93. Metro còn dang dở, ga cuối chỉ mới "khung sườn", chưa có mái che... Nhưng đứng bên dưới nhìn lên đường tàu điện tôi hình dung một sự sắp xếp khá hợp lý của hai nơi: nhà ga cuối cùng của metro và Bến xe Miền Đông (mới).Chiều ấy, tôi đi bộ một vòng khắp bến xe rộng bát ngát và đẹp, nhìn bao quát chẳng kém các bến xe ở Singapore hay ở Kuala Lumpur tôi đã từng đi, có khi còn đẹp hơn vì mới. Album hình tôi chụp hôm đó khá chi tiết khi xe qua những con đường mà tôi thấy có điểm gì đặc biệt ghi nhớ như cái tháp điều áp ở gần cầu Điện Biên Phủ... Và trên cao, đường metro chưa có gì lắm. Tôi mơ một ngày cho tôi "điền vào chỗ trống" có đoàn tàu trên những bức hình này.Để rồi bốn năm sau cũng ngẫu hứng, tôi ra khỏi nhà với ý định lượt đi sẽ đi lại tuyến buýt đó và lượt về tôi đi metro để tận hưởng cái cảm giác "điền vào chỗ trống" cho những tấm hình cũ.Đang mùa thành phố cây xanh lá và mùa rộn ràng của nhiều loại hoa như sứ, điệp vàng, lim xẹt, giáng hương, kèn hồng... bên đường thật đẹp, tràn đầy sức sống.Cái khác đầu tiên thấy được là tháp điều áp ở Điện Biên Phủ không còn màu xi măng như năm xưa mà được sơn hai màu trắng xanh. Tháp này và tháp ở Nhà máy nước Thủ Đức được xây dựng cùng lúc vào năm 1960. Lúc đó, tháp có tên gọi là Surge Tower (tháp trào), còn người dân Sài Gòn xưa thì quen gọi là "tháp phi thuyền Apollo". Nó khiến tôi nhớ một thời trường tôi học gần Nhà máy nước Thủ Đức. Vào buổi trưa đúng 12 giờ có tiếng còi hụ thật to, sinh viên học buổi sáng thì tan lớp rồi vào căng tin lấy cơm trưa; lớp học buổi chiều lục tục chuẩn bị lên lớp - những người cùng thế hệ tôi thời ấy chắc không thể nào quên. Tôi không biết bây giờ có còn tiếng còi hụ nữa không, thời tôi học đã qua gần nửa thế kỷ rồi!Chợ Thủ Đức vẫn như ngày nào tôi tuổi hai mươi, từ chợ tôi đạp xe qua mấy con dốc mới lên đến trường. Cũng một thời khó quên.Và kìa, đoàn tàu xinh xắn hiện ra ở đường trên cao vào nhà ga cuối cùng là Bến xe Miền Đông. Tôi phải thú thật, có một cảm giác thật khó tả trong tôi khi hình dung lại bốn năm trước mình đã qua đây nhìn lên cao với ước mơ được chụp những tấm hình "điền vào chỗ trống".Từ chỗ xe buýt ngừng, đường đi toàn bộ có mái che, đúng nghĩa "mưa không tới mặt, nắng không tới đầu". Bến xe đẹp, rộng rãi nhưng vắng khách dù xe đi về các tỉnh miền Đông và cả miền Tây. Có bảng điện tử lịch xe chạy, tiện nghi hơn nhiều các bến xe cũ, cảm giác này khá dễ chịu.Tôi hỏi chuyện hai người khách, ngẫu nhiên sao họ đều về miền Tây, một người đi Cần Thơ, một người về Cao Lãnh. Chị đi Cao Lãnh nói với tôi rằng, nếu chị ra Bến xe Miền Tây, xe về Cao Lãnh sẽ dừng trước nhà chị, nhưng vì chị mang đồ cồng kềnh đi từ Suối Tiên nên ra đây cho tiện. Có chút bất tiện là đi từ bến xe này, đến Cao Lãnh phải đi xe trung chuyển về nhà. Hai tuyến xe cùng về Cao Lãnh nhưng chạy khác đường.Tôi lòng vòng một lát rồi sang nhà ga metro trở về.Tôi xuống nhà ga Bến Thành và lên cửa số 3 là ngay chợ. Cái cảm giác như mình vừa đi một tour du lịch ngắn nào đó là có thật. Và thấy vui khi chính mình được nhìn lại sự thay đổi nhỏ của thành phố trong bốn năm từ một kỷ niệm lưu trên Facebook.
Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Tạ Mạnh Hùng vừa ký ban hành Công văn số 4986 "Cập nhật quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm", gửi sở y tế các tỉnh, thành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm, thông báo phụ lục của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN bao gồm: Danh mục các chất không được sử dụng trong mỹ phẩm; các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng trong mỹ phẩm; các chất màu được dùng trong mỹ phẩm; các chất bảo quản sử dụng trong mỹ phẩm và các chất lọc tia tử ngoại trong mỹ phẩm.Công văn trên cũng cập nhật, sửa đổi nội dung tại các Phụ lục của Hiệp định Mỹ phẩm ASEAN; bổ sung 24 chất tham chiếu. Trong đó,bổ sung tham chiếu số 342 (2,6-Di-Tert-Butyl-4-Methylphenol; Butylated Hydroxytoluene, CAS No. 128-37-0) với giới hạn nồng độ tối đa được phép sử dụng: 0,001% trong nước súc miệng, 0,1% trong kem đánh răng và 1% trong các sản phẩm lưu lại và rửa trôi khác, áp dụng từ 19.11.2026.Kể từ thời điểm áp dụng các quy định nêu tại Công văn 4986, các mỹ phẩm không đáp ứng quy định sẽ bị thu hồi. Cục Quản lý dược đề nghị các cơ sở rà soát thành phần công thức, có kế hoạch sản xuất, nhập khẩu kinh doanh mỹ phẩm phù hợp; bảo đảm mỹ phẩm lưu hành đúng quy định.
Chuyển nhượng mùa đông: Tottenham mê mẩn Harry Kane mới, Barcelona săn sao M.U và Man City
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, rất nhiều đoàn khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế để du xuân.Làng rau Trà Quế (xã Cẩm Thanh, TP.Hội An, Quảng Nam) yên bình bên dòng sông Cổ Cò, cách phố cổ Hội An 2,5 km về phía đông bắc.Đến với làng du lịch nổi tiếng nhất thế giới này, du khách không chỉ ngắm cảnh, xem người dân trồng rau mà có thể giao lưu với nhà nông để được trải nghiệm về cách chăm sóc, tưới rau, thu hoạch... Khách có thể đạp xe dạo trên những con đường quanh làng rau để được tận hưởng bầu không khí mát mẻ, yên bình...Nhiều năm qua, làng rau Trà Quế trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng. Tháng 4.2022, Bộ VH-TT-DL công nhận nghề trồng rau Trà Quế là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cuối năm 2024, Tổ chức Du lịch Liên Hiệp Quốc (UN Tourism) cũng đã công nhận làng rau Trà Quế là làng du lịch tốt nhất thế giới.Những danh xưng này đang mang đến cho làng nghề truyền thống cơ hội nâng cao thương hiệu, phát triển du lịch bền vững.Đây là làng nghề trồng rau truyền thống được hình thành cách đây hơn 400 năm. Theo các bô lão, danh xưng đầu tiên của làng là Nhự Quế (nghĩa là mùi thơm của rau như mùi hương cây quế), sau đổi thành Trà Quế (rau có vị cay giống quế và thơm như hoa trà).Trà Quế có đến hơn 40 loại rau, trong đó nổi bật phải kể đến rau thơm. Vẫn là hành, rau răm, tía tô, húng, rau mùi... như ở nhiều làng quê khác, nhưng rau Trà Quế thơm và có vị đặc trưng không thể lẫn vào đâu được.Ông Nguyễn Lên (65 tuổi), người có thâm niên 46 năm trồng rau ở làng rau Trà Quế, cho biết những năm qua khách du lịch tìm đến Trà Quế tham quan tương đối đông, đặc biệt là trải nghiệm công việc làm nông. Trung bình mỗi ngày ông phụ trách "cầm tay chỉ việc" cho hàng chục du khách quốc tế, từ xới đất, bón phân cho tới tưới rau."Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, du khách quốc tế tìm đến làng rau Trà Quế rất đông. Đến với làng rau này, hầu hết du khách đều muốn "hóa thân" thành những nông dân thực thụ để trồng, chăm sóc, tưới nước cho cây rau. Từ khi làng rau được công nhận làng du lịch tốt nhất thế giới, du khách đến đây mỗi ngày một đông hơn, thậm chí đứng trưa vẫn có khách đặt tour trải nghiệm làm nông dân", ông Lên nói.Cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, vườn trải nghiệm trồng rau của ông Lên hiếm khi nào vắng khách.Đang hào hứng gánh nước tưới đều luống rau mới vun trồng, bà Siobhan (du khách Australia) vui vẻ cho hay thông qua kênh thông tin đại chúng, vợ chồng bà biết được làng rau Trà Quế vừa được công nhận là làng du lịch tốt nhất thế giới.Vì vậy, ngay khi sang Việt Nam những ngày giáp tết, địa điểm đầu tiên vợ chồng bà muốn đến tham quan là làng rau Trà Quế."Thật thú vị khi được hóa thân thành nông dân để thực hiện các công đoạn của việc trồng rau. Đây chắc chắn là kỷ niệm không thể nào quên", bà Siobhan chia sẻ.Dưới đây là một số hình ảnh PV Thanh Niên ghi nhận du khách quốc tế du xuân ở làng rau di sản hơn 400 năm tuổi ở TP.Hội An:

Bất ngờ một sân bay ở Việt Nam có wifi vào top tốt nhất thế giới
Chủ sở hữu Flamingo Đại Lải bỏ túi gần 800 triệu đồng mỗi ngày
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Chuyển đổi số là 'chất xúc tác' cho hoạt động kinh doanh
9 giải pháp này đã được lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa đề cập tại hội nghị toàn tỉnh về triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2025, diễn ra ngày 30.12.Trong đó, Thanh Hóa quyết tâm tháo gỡ các "điểm nghẽn" về thủ tục đầu tư kinh doanh, tiếp cận đất đai, giải phóng mặt bằng, giao đất, cho thuê đất, tính tiền sử dụng đất, xử lý tài sản công, tiến độ thực hiện các dự án hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp...Không để cán bộ, công chức, viên chức đùn đẩy, né tránh trách nhiệm; xây dựng bộ máy "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả"; sắp xếp đơn vị hành chính nhanh chóng, sớm ổn định tổ chức, hoạt động hiệu quả; cải cách hành chính, môi trường đầu tư kinh doanh theo hướng thông thoáng; rà soát, rút ngắn tối đa thời gian giải quyết thủ tục hành chính...Ông Nguyễn Doãn Anh, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa cho rằng, năm 2025 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm về đích, nắm giữ vai trò then chốt, quyết định đối với việc hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của tỉnh Thanh Hóa. Do đó, hệ thống chính quyền cần phân tích, dự báo sát tình hình thế giới, khu vực, trong nước để xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch hàng tháng, hàng quý và cả năm cho phù hợp, với tinh thần vì hạnh phúc của nhân dân và vì sự phát triển của tỉnh. Ông Doãn Anh yêu cầu, trong phát triển kinh tế - xã hội, cần mở rộng tư duy, tìm kiếm các động lực tăng trưởng mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư; đẩy nhanh tiến độ 33 dự án quy mô lớn trên địa bàn đang triển khai. Đồng thời, lựa chọn một số công trình, dự án lớn, trọng điểm, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội để triển khai.Ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết, Thanh Hóa sẽ nhanh chóng cụ thể hóa các chỉ đạo thành các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để triển khai ngay từ ngày đầu năm của năm 2025.Ông Tuấn cũng yêu cầu giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, hiệu quả kế hoạch hành động của UBND tỉnh, khẩn trương ban hành kế hoạch của ngành, địa phương, đơn vị xong trước ngày 10.1.2025 để tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện phải đổi mới cách làm, sáng tạo, thiết thực, và hiệu quả. Đặc biệt, phải phân công cụ thể cho từng tập thể, cá nhân liên quan thực hiện.
ketquabong da
Theo đó, kế hoạch nhằm thực hiện các nội dung kết luận, kiến nghị của Chánh thanh tra Bộ Xây dựng tại kết luận thanh tra số 41 về hoạt động quản lý xây dựng nhà ở riêng lẻ có nhiều tầng, nhiều căn hộ trên địa bàn TP.HCM.Theo kết luận thanh tra số 41, TP.HCM còn tồn tại một số vi phạm trong quá trình cấp phép và quản lý trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng được cấp.Tại thời điểm tháng 12.2023, có 205/241 công trình được kiểm tra có vi phạm trật tự xây dựng chưa được lập hồ sơ xử lý. Trong năm 2024, TP.Thủ Đức và 18 quận, huyện (quận 3, 4, 5, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi), phường Nguyễn Cư Trinh (quận 1) đã có văn bản báo cáo việc thiết lập hồ sơ xử lý và tình hình khắc phục của các công trình có vi phạm trật tự xây dựng.Trong đó có 53 công trình đã tháo dỡ phần vi phạm, 55 công trình đã tháo dỡ một phần và 77 công trình đã lập bổ sung hồ sơ xử lý.Để khắc phục và xử lý các sai phạm trên, UBND TP.HCM giao Sở Nội vụ tham mưu UBND TP.HCM tổ chức thực hiện kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo thẩm quyền đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân để xảy ra các tồn tại, thiếu sót, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.Giao Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra các tồn tại, thiếu sót, vi phạm được nêu trong kết luận thanh tra.Sở Xây dựng, UBND TP.Thủ Đức và các quận, các cơ quan liên quan được giao rà soát các đồ án quy hoạch xây dựng, thiết kế đô thị, quy chế quản lý kiến trúc để kịp thời điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung khắc phục những thiếu sót, tồn tại, bất cập, làm cơ sở cho việc quản lý hoạt động đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng.Chủ tịch UBND TP.HCM giao UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức thực hiện và yêu cầu các tổ chức, cá nhân khắc phục những tồn tại, thiếu sót, xử lý theo quy định trong công tác cấp giấy phép xây dựng công trình nhà ở riêng lẻ và quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn.Đồng thời tiếp tục tăng cường kiểm tra, chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp đội Thanh tra xây dựng và cơ quan liên quan thực hiện trách nhiệm quản lý trật tự xây dựng theo quy định của pháp luật đối với các công trình nhà ở riêng lẻ trên địa bàn. Phải theo dõi từ khi khởi công xây dựng công trình cho đến khi công trình bàn giao và sau khi đưa vào sử dụng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời vi phạm trật tự xây dựng theo quy định.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư